Dâu tây là loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả dâu tây có chứa nhiều lọai vitamin, trong đó hàm lượng vitamin C cao nhất. Đây là một loại cây đặc sản dùng để ăn tươi, chế biến làm mứt, nước giải khát, dùng trong công nghiệp hóa phẩm chế biến rượu, hương vị thực phẩm… Dâu tây thích hợp với điều kiện khí hậu ôn đới và á nhiệt đới, với điều kiện canh tác tốt thì cây dâu tây sẽ cho năng suất cao và có hiệu quả kinh tế.
Dâu tây thích hợp với loại đất thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Đất có hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ giúp cho cây dâu tây phát triển tốt, đạt năng suất cao và kéo dài thời gian thu hoạch quả. Cây dâu tây thích hợp với đất trung tính có độ pH từ 6-7.
Khí hậu thích hợp cho cây dâu tây sinh trưởng và phát triển từ 18 - 300C. Biên độ nhiệt ngày và đêm cao sẽ tạo điều kiện để tăng năng suất và chất lượng quả dâu tây. Thời kỳ cây phân hóa chồi non và ra hoa cần nhiệt độ từ 15 – 24oC; thời kỳ hình thành trái cần biên độ nhiệt ngày đêm cao sẽ cho quả nhiều, nhiệt độ ngày từ 20 – 250C, nhiệt độ ban đêm 10 – 150C cây sẽ cho nhiều trái.
Ánh sáng rất cần thiết cho cây dâu sinh trưởng và phát triển, cây dâu đòi hỏi ánh sáng dồi dào thì mới sinh trưởng mạnh, thiếu ánh sáng thường ảnh hưởng đến khả năng ra hoa kết quả.
I. GIỐNG VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
1. Cây giống
Hiện nay có rất nhiều giống dâu tây như giống dâu Pháp, Mỹ thơm, Mỹ đá, một số giống được nhập nội từ Isarel …Giống dâu Mỹ Đá có các đặc điểm như khả năng kháng bệnh tốt, quả có màu sắc đẹp, quả to mùi thơm đặc trưng, quả có độ cứng là giống dâu tốt. Hiện nay trên địa bàn miền Bắc, giống được trồng nhiều là giống dâu Mỹ đá, giống này có mang nhiều đặc điểm tốt và phù hợp với điều kiện sinh thái miền Bắc.
2. Phương pháp nhân giống
Với cây dâu tây nhân giống vô tính theo 2 phương pháp sau:
- Phương pháp nuôi cây mô: Cây con có độ đồng đều cao, sạch bệnh, tỷ lệ nhân giống nhanh.
- Phương pháp tách cây con từ ngó cây mẹ: Dễ làm, chủ động được nguồn giống nhưng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cây mẹ. Cây con có chất lượng kém, độ đồng đều thấp, mau thoái hóa giống, khả năng nhân giống ít, sức sinh trưởng kém hơn so với cây cấy mô. Chỉ nên lấy cây con từ tách ngó cây mẹ dưới 01 năm tuổi thì mới đảm bảo chất lượng giống.
- Phương pháp nuôi cây mô: Cây con có độ đồng đều cao, sạch bệnh, tỷ lệ nhân giống nhanh.
- Phương pháp tách cây con từ ngó cây mẹ: Dễ làm, chủ động được nguồn giống nhưng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cây mẹ. Cây con có chất lượng kém, độ đồng đều thấp, mau thoái hóa giống, khả năng nhân giống ít, sức sinh trưởng kém hơn so với cây cấy mô. Chỉ nên lấy cây con từ tách ngó cây mẹ dưới 01 năm tuổi thì mới đảm bảo chất lượng giống.
II. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Làm đất, lên luống
* Làm đất: Nên chọn đất thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng, cao ráo, thoát nước tốt. Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại, tàn dư thực vật.
Bón vôi trước khi làm đất để cải tạo độ pH đất thích hợp với yêu cầu cây dâu (100 - 150kg vôi/1.000 m2), sau đó cày sâu, bừa nhuyễn.
Bón lót phân chuồng hoai mục (5-10m3/1000m2), phân lân (100kg/1000m2) trước khi làm đất lần cuối.
* Luống trồng: Lên luống cao 20 – 25cm ở vùng đất thấp, 15 – 20cm ở vùng đất cao, thoát nước tốt, luống rộng 1.2m (cả rò rảnh).
Bón vôi trước khi làm đất để cải tạo độ pH đất thích hợp với yêu cầu cây dâu (100 - 150kg vôi/1.000 m2), sau đó cày sâu, bừa nhuyễn.
Bón lót phân chuồng hoai mục (5-10m3/1000m2), phân lân (100kg/1000m2) trước khi làm đất lần cuối.
* Luống trồng: Lên luống cao 20 – 25cm ở vùng đất thấp, 15 – 20cm ở vùng đất cao, thoát nước tốt, luống rộng 1.2m (cả rò rảnh).
2. Phân bón
Cây dâu tây cần chế độ dinh dưỡng tốt và cân đối giữa trung vi lượng thì mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng kháng bệnh. Vì vậy chế độ phân bón cần phải có đầy đủ phân hữu cơ để cải tạo độ tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng và lượng mùn trong đất.
Phân đạm cần cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, khi bón cần chú ý đến màu sắc của lá ở các thời kỳ, để cung cấp lượng đạm thích hợp cho cây.
Phân lân ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu trái, phát triển hệ rễ và đẻ cây con (ra ngó).
Phân Kali quyết định đến năng suất, độ cứng, chất lượng trái, tăng khả năng kháng bệnh của cây và tăng cường khả năng quang hợp trong điều kiện thiếu ánh sáng (khi canh tác trong nhà kính),...
Một số các nguyên tố trung vi lượng như Canxi, Bo, Magiê, Mo…rất cần thiết và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, sinh trưởng phát triển, khả năng phân hóa mầm hoa, đậu trái của cây và chất lượng trái.
Lượng phân bón cho cây dâu (tính cho 1.000m2 ) trong năm thứ nhất
+ Phân chuồng: 5 – 10 m 3
+ Vôi: 100 – 150 kg
+ N : P : K bón theo tỷ lệ 2 : 1: 2. Tuỳ vào chân đất tốt hay xấu mà bón với lượng 80 – 100 kg N : 50 – 70 kg P2O5 : 80 – 120 kg K2O/năm, lượng phân bón trên là nguyên chất, tuỳ vào loại phân sử dụng để quy ra lượng phân bón thích hợp. Chia ra làm nhiều lần bón trong năm. Ngoài ra cần bón thêm phân vi sinh, hữu cơ sinh học.. giúp cải tạo độ màu của đất.
Định kỳ có thể phun bổ sung phân bón qua lá (tốt nhất nên sử dụng các loại phân bón lá hữu cơ như Amin, CQ, Viet-Sin, rong biển…), Acid Boric và MgSO4 nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây.
Lưu ý: Cây dâu tây là cây cho trái kéo dài và thường 1- 2 ngày thu hái 1 lần nên khi phun phân hoặc thuốc cần chú ý đến thời gian cách ly (sử dụng các lọai thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc); Bón phân theo nguyên tắc bón ít nhưng bón nhiều lần trong năm.
Lượng phân theo khuyến cáo như trên đối với bón định kỳ, có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào sức sinh trưởng, phát dục, giai đoạn bội thu, chu kỳ ra trái của cây dâu.
Phân đạm cần cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, khi bón cần chú ý đến màu sắc của lá ở các thời kỳ, để cung cấp lượng đạm thích hợp cho cây.
Phân lân ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu trái, phát triển hệ rễ và đẻ cây con (ra ngó).
Phân Kali quyết định đến năng suất, độ cứng, chất lượng trái, tăng khả năng kháng bệnh của cây và tăng cường khả năng quang hợp trong điều kiện thiếu ánh sáng (khi canh tác trong nhà kính),...
Một số các nguyên tố trung vi lượng như Canxi, Bo, Magiê, Mo…rất cần thiết và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, sinh trưởng phát triển, khả năng phân hóa mầm hoa, đậu trái của cây và chất lượng trái.
Lượng phân bón cho cây dâu (tính cho 1.000m2 ) trong năm thứ nhất
+ Phân chuồng: 5 – 10 m 3
+ Vôi: 100 – 150 kg
+ N : P : K bón theo tỷ lệ 2 : 1: 2. Tuỳ vào chân đất tốt hay xấu mà bón với lượng 80 – 100 kg N : 50 – 70 kg P2O5 : 80 – 120 kg K2O/năm, lượng phân bón trên là nguyên chất, tuỳ vào loại phân sử dụng để quy ra lượng phân bón thích hợp. Chia ra làm nhiều lần bón trong năm. Ngoài ra cần bón thêm phân vi sinh, hữu cơ sinh học.. giúp cải tạo độ màu của đất.
Định kỳ có thể phun bổ sung phân bón qua lá (tốt nhất nên sử dụng các loại phân bón lá hữu cơ như Amin, CQ, Viet-Sin, rong biển…), Acid Boric và MgSO4 nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây.
Lưu ý: Cây dâu tây là cây cho trái kéo dài và thường 1- 2 ngày thu hái 1 lần nên khi phun phân hoặc thuốc cần chú ý đến thời gian cách ly (sử dụng các lọai thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc); Bón phân theo nguyên tắc bón ít nhưng bón nhiều lần trong năm.
Lượng phân theo khuyến cáo như trên đối với bón định kỳ, có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào sức sinh trưởng, phát dục, giai đoạn bội thu, chu kỳ ra trái của cây dâu.
3. Kỹ thuật trồng
Trồng trong nhà kính: Trồng hàng cách hàng 45- 50cm, cây cách cây: 35 – 40cm, trồng theo kiểu nanh sấu.
Trồng ngoài trời: Trồng hàng cách hàng 45- 50cm, cây cách cây: 40 – 45 cm, trồng theo kiểu nanh sấu. Tùy thuộc vào giống, đất và điều kiện thâm canh mà có thể trồng dày hơn.
Trồng ngoài trời: Trồng hàng cách hàng 45- 50cm, cây cách cây: 40 – 45 cm, trồng theo kiểu nanh sấu. Tùy thuộc vào giống, đất và điều kiện thâm canh mà có thể trồng dày hơn.
4. Chăm sóc
- Tỉa thân lá: Thường xuyên tỉa thân lá tạo độ thông thoáng cho cây để cây dâu phát triển cân đối, hạn chế sâu bệnh. Thường để 3 - 4 thân/gốc tuỳ theo đặc điểm của từng giống, chế độ canh tác, thời tiết. Tỉa các lá già, lá bị sâu bệnh, lá ở tầng dưới bị che khuất thu gom phơi khô đốt hạn chế nguồn bệnh lây nhiễm.
- Ngắt chùm hoa, cắt tỉa ngó
+ Khi cây dâu mới ra chùm hoa bói đầu tiên nên cắt bỏ để cây sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu, tăng khả năng sinh trưởng và ức chế phát dục.
+ Giai đoạn thu hoạch nên tỉa hoa bị sâu, quả dị dạng, chỉ nên để lại những quả to, tròn đều, không sâu bệnh. Cân đối giữa khả năng phát triển của khung tán và số lượng hoa trái trên cây.
+ Vườn dâu dưới 1 năm tuổi nếu không tận dụng ngó để nhân giống thì nên cắt bỏ, những vườn dâu trên 1 năm tuổi thì ngắt bỏ toàn bộ ngó để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.
Mua chậu Dâu tây Đà Lạt tại Sài Gòn:
- Chậu nhỏ: 130.000đ/Chậu
- Chậu lớn: 150.000đ/Chậu
- Chậu lớn 2 cây: 180.000đ/Chậu
- Thêm nhiều Option theo Link: >http://goo.gl/aqXJO1
Call: Ms Ân: 0909.436.109 - Ms Trân: 0906.701.001
Nhận xét
Đăng nhận xét