Chuyển đến nội dung chính

Sâu Bệnh Hại Cây Dâu Tây Đà Lạt

Dâu tây là loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả dâu tây có chứa nhiều lọai vitamin, trong đó hàm lượng vitamin C cao nhất. Đây là một loại cây đặc sản dùng để ăn tươi, chế biến làm mứt, nước giải khát, dùng trong công nghiệp hóa phẩm chế biến rượu, hương vị thực phẩm…Trong quá trình trồng, Cây Dâu Tây Đà Lạt  trong chậu sẽ dể gặp các bệnh sau:

1. Bệnh hại

a. Bệnh đốm lá: Thường do 2 loại nấm bệnh gây ra.
- Bệnh đốm lá trắng (Mycosphaerella fragariae): Đốm bệnh màu trắng ở phần trung tâm và viền đậm bao quanh. Bệnh gây tổn thương ở thân, lá, cuống hoa, cuống quả làm chết hoa và trái non, bệnh làm giảm năng suất và sức sống của cây.
- Bệnh đốm lá đỏ (Phomopsis obsscuans): Đốm bệnh có hình quả trứng hay hình tam giác có màu nâu sáng chuyển sang màu đỏ ở các mô bào giữa các gân lá.

Biện pháp phòng trừ:
- Tỉa các lá bệnh, thu gom và đem tiêu hủy, không để lây lan nguồn bệnh sang các chậu dâu khác;
- Bón phân cân đối NPK;
- Phát hiện bệnh sớm và phun phòng bằng thuốc hóa học có hoạt chất Iprodione, Iprodione+Carbendazim, Difenoconazole, Kasugamycin + Oxychloride, Thiophanate-Methyl… (như thuốc Rovral 50WP, Score 250ND, Toppsin 70WP, Kasuran 47WP, …).

b. Bệnh mốc sương:
- Xuất hiện trong điều kiện ẩm độ, nhiệt độ cao, bệnh lây lan nhanh gây thất thu lớn đến sản lượng và chất lượng trái. Bệnh xuất hiện cả ở trên thân, lá, trái.
Biện pháp phòng trừ:
- Ngắt tỉa lá bị bệnh đem tiêu hủy không để lây lan sang các chậu dâu khác;
- Bón phân cân đối NPK;
- Phun phòng bằng thuốc hóa học, sử dụng thuốc có hoạt chất Thiophanate-Methyl, Mancozeb, Propineb, Fosetyl Aluminium …( như thuốc Toppsin 70WP, Dithane M45-80WP, Vimancoz, Dipomate 80WP, Antracol 70WP…).

c. Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca macularis), bệnh mốc xám (Botrytis cinerea):
* Xuất hiện trong điều kiện ẩm độ cao, chế độ lưu thông khí kém, bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn quả chín. Đầu tiên là những đốm nâu sáng xuất hiện sau đó lan rộng bao phủ cả trái là lớp mốc xám. Hoa, trái non cũng nhiễm bệnh làm trái khô.
Biện pháp phòng trừ:
Ngắt tỉa trái bị bệnh đem tiêu hủy không để lây lan sang các chậu dâu khác;
- Trái đã thu hoạch nên bảo quản ở nhiệt độ thấp để ngăn chặn bệnh phát triển.
- Phòng trừ bằng các loại thuốc trừ bệnh cây có hoạt chất Iprodione, Iprodione+Carbendazim, Difenoconazole, Hexaconazole, Fosetyl Aluminium… (như thuốc Teldor, Rovral, Aliette, Score 250ND, Anvil 5SC, Saizole 5SC, Daconil 75WP, Derosal 50SC).

d. Bệnh thối trái:
* Bệnh thối trái do nấm Botrtis Cinerea: Biểu hiện đầu tiên là những đốm nâu sáng sau đó lan rộng cả trái có phủ một lớp mốc xám, làm trái khô. Bệnh này xâm nhiễm từ giai đoạn quả xanh đến chín.
* Bệnh thối trái do nấm Rhizoctonia: Vết bệnh ban đầu có màu nâu đậm, sau đó chuyển sang thối đen trái. Bệnh lây nhiễm khi trái đang giai đoạn chín tiếp xúc với đất trồng.
* Bệnh thối trái do nấm Phytophthora cactorum: Bệnh làm trái non và trái chín biến màu. Trái xanh cứng lại và chuyển sang màu nâu, trái già chuyển màu trắng tái hoặc hơi nâu và mềm. Trái bị bệnh khô teo nhỏ và dai, mất hương vị, có mùi khó chịu và hơi đắng.
Biện pháp phòng trừ:
- Chọn chậu trồng dâu thoát nước tốt,
- Dùng cỏ khô hoặc màng phủ polyme để phủ quanh gốc dâu nhằm hạn chế trái tiếp xúc đất trồng.
- Bón cân đối NPK, tăng cường Kali trong mùa mưa.
- Cần xử lý đất trước khi trồng.
- Phòng trừ định kỳ bằng các loại thuốc bệnh Iprodione, Iprodione+Carbendazim, Difenoconazole, Hexaconazole, Fosetyl Aluminium… (như thuốc Teldor, Rovral, Aliette, Score 250ND, Anvil 5SC, Saizole 5SC, Daconil 75WP, Derosal 50SC).
- Ngắt bỏ các trái bệnh đem tiêu hủy xa nơi trồng các chậu dâu khác
e. Bệnh đốm đen: do nấm Colletotrichum acutatum gây ra.
Triệu chứng bệnh: khi trái chín xuất hiện những đốm tròn có màu nâu và sau đó biến thành màu đen hoàn toàn, trái héo.

Biện pháp phòng trừ:
- Áp dụng các biện pháp  phòng bệnh như các bệnh khác trên cây dâu tây.
- Sử dụng giống sạch bệnh.
- Đối với bệnh này không có thuốc đặc trị đạt 100%, mà chủ yếu phòng bệnh là chính. Sử dụng một số thuốc có hoạt chất Iprodione, Iprodione+Carbendazim, Propineb, Metalaxyl….để phòng bệnh là tốt nhất (như thuốc Ridomil, Antracol, Mataxyl 25WP, Ridomil 240EC, Rampart).

2. Sâu hại:

a. Nhện đỏ:
* Chích hút nhựa làm cây phát triển kém, giảm năng suất, chất lượng quả giảm. Nhện thường ký sinh ở mặt dưới của lá.

* Biện pháp phòng trừ:
- Bón phân cân đối NPK giúp cây sinh trưởng tốt;
- Phòng trừ bằng thuốc trừ nhện đặc hiệu có hoạt chất Hexythiazox, Propargite, Halfenprox (như thuốc Nissorun 5EC, Comite 73EC, Sirbon 5EC).

b. Bọ trĩ, rầy rệp:
* Phá hoại búp lá, lá non, thân non, chích hút nhựa làm cây suy kiệt, sinh trưởng kém, giảm nụ hoa, giảm năng suất, phẩm chất kém.

* Biện pháp phòng trừ:
- Kiểm tra theo dõi phát hiện sớm và phòng trừ khi có triệu chứng bị hại, dùng thuốc hoá học trừ rầy, rệp, bọ trĩ có hoạt chất Etofenprox, Buprofezin, Cypermethrin (như thuốc Trebon 10EC – 20WP, Applaud 10WP, Sherpa 25EC).

c. Sâu ăn tạp, sâu cuốn lá:
* Sâu ăn tạp ký sinh trong phần gốc phá hoại chủ yếu vào ban đêm, ăn lá và phần thân non của cây.
* Sâu cuốn lá làm gãy cuống lá, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

Biện pháp phòng trừ:
- Xử lý đất trước khi trồng cây con.
- Phòng trừ bằng thuốc hoá học.

Lưu Ý: Cách tốt nhất để giảm các bệnh hại cho cây dâu tây nên sử dụng bón Phân Gà Hữu Cơ Lưu Ích. Công dụng của Phân Gà Hữu cơ Lưu Ích:
  - Giúp cải tạo đất, giữ ẩm, tăng độ phì nhiêu và tươi xốp cho đất. 
  - Giúp cây dâu tây tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng có sẳn từ đất. 
  - Giảm sâu bệnh, giảm chi phí, giảm lượng phân bón hóa học. 

Mua chậu Dâu tây Đà Lạt tại Sài Gòn: 

  1. Chậu nhỏ: 130.000đ/Chậu 
  2. Chậu lớn: 150.000đ/Chậu 
  3. Chậu lớn 2 cây: 180.000đ/Chậu 
  4. Thêm nhiều Option theo Link: >http://goo.gl/aqXJO1
=> Tặng kèm bao phân hữu cơ sinh học + Bảo hành 1 đổi 1 trong tháng
Call: Ms Ân: 0909.436.109 - Ms Trân: 0906.701.001


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách Trồng Dâu Tây Ngọt

Tại sao một quả dâu tây lại có vị ngọt và cái gì làm ảnh hưởng tới quả dâu, khiến cho nó bị chua? Mặc dù một số giống dâu tây cho quả ngọt hơn, tuy nhiên phần lớn yếu tố khiến cho quả bị chua là do các bạn nuôi t rồng cây dâu tây của mình. Tại sao cây dâu tây không ra quả Có nhiều lý do ảnh hưởng tới việc ra quả của cây, mọi thứ từ điều kiện chăm sóc cho tới dinh dưỡng cung cấp cho cây. Đây là những lý do thông thường nhất khiến cho cây dâu tây không ra quả: - Điều kiện chăm sóc kém Mặc dù hầu như dâu tây có thể sinh sống ở bất cứ nơi nào, tuy vậy, chúng cũng cần được đáp ứng hợp lý một số yếu tố để có thể sinh trưởng tốt như đất trồng, ánh sáng cùng với nhiệt độ kết hợp giữa nóng và lạnh. Những cây dâu tây thích khí hậu ấm áp vào ban ngày và hơi lạnh vào ban đêm. Nếu không có sự kết hợp nhiệt độ này, cây dâu tây khó có thể cho trái ngon và đều được. - Vấn đề nước tưới Nước tưới nhiều quá hay ít quá đều có hại cho sự phát triển của cây dâu, ả

Hái Dâu Tây Khi Nào Và Như Thế Nào?

Nếu bạn thích ăn dâu tây, hẳn bạn sẽ rất thích những ngày mà dâu tây vào mùa. Cảm giác thu hoạch quả dâu tây từ vườn hẳn là rất thú vị vì trái dâu khi đó tươi ngon ngọt nhất, thu hoạch từ chính cây dâu bạn trồng còn thú vị hơn cả thế nữa. Vì thế mà việc thu hoạch trái dâu tây đúng lúc và đúng cách sẽ cho bạn nhiều lợi ích hơn thế nữa. Nên hái dâu tây khi nào? Mùa dâu tây thường chỉ kéo dài khoảng 3 – 4 tuần, cho nên bạn cần hiểu rõ khi nào nên thu hoạch dâu, cùng với kỹ thuật hái chúng để không phải bỏ phí quả dâu tây nào? Trong lần ra quả đầu tiên, quả dâu tây sẽ không thật sự ngon, dù bạn cố chăm sóc thật kĩ lưỡng, vì lúc đó cây dâu chưa đủ cứng cáp để sai quả ngọt. Giai đoạn đầu, cây dâu đang phát triển mạnh về thân và rễ, lấy chất dinh dưỡng để nuôi cây khỏe mạnh. Vì vậy, trong 6 tháng đầu cây dâu ra hoa, bạn nên ngắt bớt hoa đi và đợt cho lần đậu trái kế tiếp. Khi ra đậu trái, quả dâu tây to nhất sẽ là quả nằm trên cuốn ở giữa của những chùm dâu. Quả dâu sẽ ng

Cách Trồng Dâu Tây Newzealand Tại Nhà

Bạn muốn tự trồng các loại rau củ và cây ăn trái nhưng chưa thể thực hiện vì không có vườn hay nhà chật. Dưới đây là hướng dẫn tỉ mỉ từng bước trồng dâu tây Newzealand trong cả không gian chật hẹp cũng có thể thành công. Trang Trí ban công với Giỏ Dâu Tây Đà Lạt 1. Chọn chậu và giống cây   Loại thích hợp:  chậu dài, máng dài để có thể lên luống nhỏ và dài; chậu treo. Máng trồng Cây Dâu Tây Đà lạt - Ưu điểm khi trồng dâu tây trong chậu máng + Quả dâu sẽ được thả sang hai bên chậu, không tiếp xúc với mặt đất, chất lượng và màu sắc quả sẽ tốt hơn. Dễ trồng, chăm sóc và tưới bón. + Thuận tiện cho dâu phát triển và đẻ nhánh (dâu tây là giống cây chia nhánh bẵng cách ra các mầm lan mặt đất và ra rễ). + Có thể tận dụng được những diện tích nhỏ khi treo lên theo diện tích thẳng đứng thì cùng một diện tích có thể bố trí từ 4 - 5 chậu. Giống cây Bạn có thể trồng cây bằng cách tự ươm hạt hoặc mua sẵn cây con về trồng. Trong bài này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách